XUÂN TUYẾN Network


Giáo dục và Đào tạo

Tìm hiểu về hình thức kiểm tra trắc nghiệm

Hiện nay, nhằm đánh giá năng lực của học sinh, chúng ta thường sử dụng hai hình thức kiểm tra, đó là hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hình thức kiểm tra trắc nghiệm.

Hình thức kiểm tra trắc nghiệm là dạng kiểm tra, trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo câu trả lời. Loại câu hỏi này cung cấp cho thí sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi thí sinh phải chọn một hay nhiều phải pháp đúng nhất.

Các lợi ích của hình thức trắc nghiệm:

- Khảo sát được trên số lượng lớn học sinh.

- Kết quả đáng tin cậy, công bằng, chính xác.

- Ngăn ngừa được hiện tượng "học tủ".

- Có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình triển khai, giáo viên có thể soạn bộ đề, ứng dụng sẽ tự động tạo đề thi. Sau khi thi, thí sinh có thể biết được ngay kết quả của mình.

Tuy nhiên, hình thức cũng có một số hạn chế, như:

- Thí sinh có thể "đoán mò" đáp án.

- Giáo viên không thấy rõ được tiến trình tư duy của thí sinh.

- Việc soạn đề kiểm tra khó và tốn nhiều công sức.

Các hình thức trắc nghiệm:

- Hình thức lựa chọn: Hình thức này sẽ gồm có 2 phần. Phần thứ nhất là một câu gợi ý. Phần thứ hai là phần gợi ý trả lời, bao gồm nhiều phương án nhưng chỉ có một hoặc một số phương án đúng, các phương án còn lại là "mồi nhử".

- Ghép nối: Hình thức này có 2 phần. Phần thứ nhất là nội dung kiểm tra. Phần thứ hai là các phương án có liên hệ với phần gợi ý. Thí sinh phải thực hiện việc ghép hai thành phần thành cặp sao cho đúng nhất.

- Điền vào chỗ trống. Hình thức này là một câu hỏi hay một câu phát biểu có chứa các ô trống, thí sinh phải tự điền vào từ hay cụm từ phù hợp.

Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn một cái nhìn sơ bộ về hình thức trắc nghiệm để có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình.